1 triệu người Việt Nam đang thất nghiệp
20/12/2012 15:44
Tuy tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không cao trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng nhiều người lao động hầu như không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận những công việc trong nền kinh tế phi chính thức với mức thu nhập thấp và bất ổn định
Theo báo cáo được Tổng cục Thống kê công bố tại Hà Nội ngày 18/12 với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), số người có việc làm tăng thêm 1,1 triệu trong vòng 3 quý vừa qua nhưng đồng thời, lực lượng lao động Việt Nam cũng tăng với con số tương tự.
Như vậy, có gần 1 triệu người thất nghiệp bởi nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ.
Tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động. Trong đó, có 52,1 triệu người có việc làm, gần 70% lực lượng lao động thuộc khu vực nông thôn.
Đối tượng thanh niên độ tuổi 15-24 đang chiếm 47% tổng số người thất nghiệp (ảnh minh họa).
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn (3,3% so với 1,4% trong 3 quý đầu năm 2012).
Trên cả nước, TP. Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp với mức 3,9%, tiếp theo đến Đồng bằng Sông Cửu Long (không tính TP.HCM) và Hà Nội. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực miền núi và trung du phía Bắc ở mức thấp nhất, gần 0,8%.
Trong khi đó, lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khu vực Nhà nước có xu hướng giảm dần qua các quý của năm 2012 (giảm 3% từ quý I đến quý III). Ngược lại, khu vực ngoài Nhà nước, bao gồm những người tự tạo việc làm, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã lại tăng lên.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong vấn đề lao động việc làm. Có tới 2,5% phụ nữ không có việc làm trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 1,7%.Tìm việc đồng thời cũng là một vấn đề lớn đối với thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 bởi nhóm này chiếm tới 47% tổng số người thất nghiệp.
Báo cáo chỉ ra thực tế, tuy tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không cao trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng nhiều người lao động hầu như không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận những công việc trong nền kinh tế phi chính thức với mức thu nhập thấp và bất ổn định vì cuộc sống của bản thân và gia đình.
Theo Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki, cần thêm nhiều nguồn lực để giải quyết vấn đề nền kinh tế phi chính thức - một bộ phận gắn liền với năng suất thấp, thiếu sự bảo trợ xã hội và thu nhập nghèo nàn. “Sản xuất số liệu lao động kịp thời với chất lượng cao giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng nhằm phát triển kinh tế bền vững.”
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho biết, kể từ năm 2013, cơ quan này sẽ thực hiện và công bố Báo cáo Điều tra Lao động theo từng quý với sự giúp đỡ của ILO. Các phiếu điều tra và báo cáo sẽ được thực hiện theo các phương pháp và cách tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
Như vậy, có gần 1 triệu người thất nghiệp bởi nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ.
Tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động. Trong đó, có 52,1 triệu người có việc làm, gần 70% lực lượng lao động thuộc khu vực nông thôn.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn (3,3% so với 1,4% trong 3 quý đầu năm 2012).
Trên cả nước, TP. Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp với mức 3,9%, tiếp theo đến Đồng bằng Sông Cửu Long (không tính TP.HCM) và Hà Nội. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực miền núi và trung du phía Bắc ở mức thấp nhất, gần 0,8%.
Trong khi đó, lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khu vực Nhà nước có xu hướng giảm dần qua các quý của năm 2012 (giảm 3% từ quý I đến quý III). Ngược lại, khu vực ngoài Nhà nước, bao gồm những người tự tạo việc làm, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã lại tăng lên.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong vấn đề lao động việc làm. Có tới 2,5% phụ nữ không có việc làm trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 1,7%.Tìm việc đồng thời cũng là một vấn đề lớn đối với thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 bởi nhóm này chiếm tới 47% tổng số người thất nghiệp.
Báo cáo chỉ ra thực tế, tuy tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không cao trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng nhiều người lao động hầu như không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận những công việc trong nền kinh tế phi chính thức với mức thu nhập thấp và bất ổn định vì cuộc sống của bản thân và gia đình.
Theo Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki, cần thêm nhiều nguồn lực để giải quyết vấn đề nền kinh tế phi chính thức - một bộ phận gắn liền với năng suất thấp, thiếu sự bảo trợ xã hội và thu nhập nghèo nàn. “Sản xuất số liệu lao động kịp thời với chất lượng cao giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng nhằm phát triển kinh tế bền vững.”
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho biết, kể từ năm 2013, cơ quan này sẽ thực hiện và công bố Báo cáo Điều tra Lao động theo từng quý với sự giúp đỡ của ILO. Các phiếu điều tra và báo cáo sẽ được thực hiện theo các phương pháp và cách tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
Theo dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin mới đăng
• Địa điểm, thời gian nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh Hà Nam, nhiệm kỳ 2021 – 2026
• Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy kiểm tra sản xuất tại huyện Thanh Liêm
• Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "vaccine + 5K"
• Hội LHPN Hà Nam tổ chức thành công đại hội điểm phụ nữ cơ sở
• HĐND các xã huyện Kim Bảng tổng kết hoạt động của HĐND xã nhiệm kỳ 2016-2021
• Thị ủy Duy Tiên triển khai một số nội dung liên quan đến công tác bầu cử
• UBND TP. Phủ Lý triển khai nhiệm vụ công tác tháng 3
• Kim Bảng: Xin ý kiến cộng đồng dân cư về công tác quy hoạch
• 115 năm ngày sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng
• Hạn cuối giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh đến hết ngày 11/3/2021
Tin bài đã đăng