Bộ GD&ĐT kiểm tra việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới tại Hà Nam
21/01/2021 19:23
Ngày 21/1, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ làm trưởng đoàn đã về làm việc tại tỉnh Hà Nam về triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nam; Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Báo cáo với Thứ trưởng và Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT về tình hình triển khai nhiệm vụ Giáo dục phổ thông (GDPT) tại Hà Nam cho thấy: Sở GD&ĐT đã chủ động quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ và của tỉnh về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục môn học; tổ chức dạy học theo công văn 3866 của Bộ GD&ĐT đối với Giáo dục Tiểu học; tiếp tục thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, nhóm chuyên môn; thực hiện các mô hình đổi mới giáo dục như: Mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương; mô hình trường học đổi mới đồng bộ; triển khai mô hình trường học mới đối với cấp THCS; triển khai dạy học đại trà chương trình tiếng Anh hệ 10 năm theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đối với học sinh từ lớp 3 đến lớp 12. Chất lượng dạy học Ngoại ngữ được nâng lên. Hà Nam triển khai giáo dục STEM đảm bảo chất lượng, hiệu quả, không hình thức, không gây quá tải đối với giáo viên và học sinh.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dự và kiểm tra việc đọc trực tiếp với học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Nhân Thịnh - huyện Lý Nhân
Các nhiệm vụ công tác khác đều được ngành GD&ĐT Hà Nam quan tâm thực hiện. Riêng đối với việc triển khai Chương trình GDPT mới: Hà Nam đã chủ động triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên với Mô đun 2, Mô đun 3 dành cho giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cốt cán các cấp học; bồi dưỡng đại trà Mô đun 1 và Mô đun 2 cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 năm học 2021 - 2022.
Ý kiến của các nhà trường, đại diện Phòng GD&ĐT các địa phương tại buổi làm việc cũng cho rằng, chương trình GDPT mới được triển khai tại Hà Nam cơ bản thuận lợi xong cũng gặp một số vướng mắc như: bộ đồ dùng cho học sinh khó sử dụng, thiếu thiết bị đồ dùng cho giáo viên, còn bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất chưa theo quy chuẩn. Các trường cũng mong muốn Bộ tạo điều kiện tăng cường tập huấn sớm cho giáo viên cũng như sớm có bộ SGK lớp 2 để các nhà trường chủ động tiếp cận, có cơ chế huy động xã hội hoá giáo dục.
Ý kiến của các nhà trường, đại diện Phòng GD&ĐT các địa phương tại buổi làm việc cũng cho rằng, chương trình GDPT mới được triển khai tại Hà Nam cơ bản thuận lợi xong cũng gặp một số vướng mắc như: bộ đồ dùng cho học sinh khó sử dụng, thiếu thiết bị đồ dùng cho giáo viên, còn bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất chưa theo quy chuẩn. Các trường cũng mong muốn Bộ tạo điều kiện tăng cường tập huấn sớm cho giáo viên cũng như sớm có bộ SGK lớp 2 để các nhà trường chủ động tiếp cận, có cơ chế huy động xã hội hoá giáo dục.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra thực tế triển khai Chương trình GDPT mới tại Trường THCS Châu Sơn - TP. Phủ Lý
Tại buổi làm việc, Sở GD&ĐT Hà Nam cũng kiến nghị với Bộ GD&ĐT về tăng cường bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, nhất là bồi dưỡng trực tiếp, giảm thời gian bồi dưỡng trực tuyến, có văn bản cụ thể hướng dẫn tiêu chí lựa chọn SGK, đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ giao bổ sung chỉ tiêu biên chế để đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định; hoàn thiện hệ thống văn bản dưới luật để triển khai thực hiện Luật giáo dục năm 2019.
Ý kiến của các thành viên trong Đoàn công tác cũng khẳng định: Hà Nam đã rất linh hoạt, chủ động thực hiện chương trình GDPT mới, mỗi trường một cách làm xong đều triển khai rất kỹ càng, xây dựng các giờ học hiệu quả. Tuy nhiên, để triển khai tốt hơn nữa, Các nhà trường cần thể hiện rõ hơn những tiêu chí của chương trình trong thực tế dạy và học, môi trường học đường, quan tâm giáo dục địa phương.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: trước hết nhận thức về đổi mới của các địa phương, cán bộ quản lý, giáo viên và cả hệ thống chính trị ở Hà Nam rất rõ, chung tay chăm lo cho giáo dục. Việc chuẩn bị cho chương trình GDPT mới rất kỹ càng, chủ động.
Những khó khăn trên thực tế triển khai, Thứ trưởng yêu cầu ngành GD&ĐT Hà Nam cũng như các nhà trường chủ động đề xuất, tìm cách tháo gỡ như: chuẩn hoá giáo viên, tiêu chuẩn cơ sở vật chất chuẩn Quốc gia, tập huấn chuyên môn... Những vấn đề liên quan đến tham mưu về cơ chế, Bộ sẽ nghiên cứu để đề xuất. Một số nội dung Hà Nam cần chú ý trong năm học này và thời gian tới là: tiếp tục thực hiện NQ 29 của TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình GDPT; quán triệt những điểm mới của Luật Giáo dục 2019; kết hợp đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, coi đó như nội dung của quá trình dạy học; chú trọng tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học; tiếp tục quan tâm cho các khối lớp khác ở các bậc học; thực hiện chương trình GDPT mới hiệu quả và thực chất.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi kiểm tra tại Trường THCS Châu Sơn - TP. Phủ Lý
Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT và Đoàn công tác của Bộ đã kiểm tra thực tế triển khai nhiệm vụ GDPT năm học 2020 - 2021 của Bộ GD&ĐT tại Trường Tiểu học Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân và Trường THCS Châu Sơn, TP Phủ Lý.
Lâm Huyền
Ý kiến bạn đọc
Tin mới đăng
• Xây dựng nền giáo dục số, tạo ra các công dân số
• Chính thức bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên từ 2022
• Đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng 2021: Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần
• Bộ Giáo dục - Đào tạo lý giải việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ "bắt buộc"
• Công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 3
• Tuyển sinh hệ quân sự vào các trường quân đội năm 2021
• 30 học bổng Chính phủ du học tại Ucraina năm 2021
• Thực hiện mục tiêu kép - vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa phòng, chống dịch Covid-19
• Bài thi mẫu để xét tuyển của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021 gồm 150 câu hỏi
• Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp THPT triển khai chương trình GDPT 2018
Tin bài đã đăng