Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải làm việc với các đồng chí lãnh đạo Tỉnh Hà Nam

Theo báo cáo của Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam, hiện nay, hệ thống sông TW chạy qua địa phận tỉnh có 2 tuyến chính là Sông Hồng và Sông Đáy. Hệ thống sông địa phương có 4 tuyến bao gồm: Sông Sắt, sông Nhuệ, Sông Châu Giang và sông Nông Giang với tổng chiều dài là hơn 180 km. Hiện tại, trên hệ thống sông Hồng vẫn chưa có bến cảng, chỉ có một vài bến xếp dỡ tạm thời với quy mô nhỏ lẻ. Trên Sông Đáy có 4 cảng gồm: Cảng Xi măng Bút Sơn, Cảng X77, Cảng Nội Thương, Cảng Bồng Lạng và một số Cảng bốc xếp thủ công của các chủ khai thác đá. Các Cảng này quy mô đơn giản, chưa có trang thiết bị xếp dỡ. Trong khi đó, nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh Hà
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Mai Tiến Dũng- Ủy viên Trung ương Đảng- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh sự cần thiết và đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống các cảng bốc dỡ hàng hóa trên hệ thống sông Hồng và Sông Đáy qua địa phận Hà Nam. Bởi hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và trong tương lai với việc xây dựng nhà máy Nhiệt điện tại khu vực xã Thanh Nghị- huyện Thanh Liêm, mở rộng công suất các nhà máy xi măng thì lượng hàng hóa cần vận chuyển là rất lớn. Đồng chí chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải trong điều kiện khó khăn, có thể ưu tiên nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới để triển khai thi công Cảng Yên Lệnh trước, còn Cảng Bồng Lạng tập trung cho xuất khẩu xi măng nên đầu tư xây dựng theo hình thức là Cảng Than.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đánh giá cao sự chủ động của Hà Nam trong việc nghiên cứu, xem xét quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có đường thủy nội địa. Bộ trưởng nhấn mạnh, việc xây dựng các cảng ở Hà Nam là nằm trong Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết của Bộ Giao thông vận tải về hệ thống Cảng đường thủy nội địa khu vực phía bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Công trình cần phải triển khai đầu tư sớm để tăng cường hàng hóa vận chuyển qua đường thủy và giảm tải lưu lượng trên đường bộ. Qua đó, góp phần để Hà