Cánh đồng mẫu lớn vì sao khó mở rộng?
Thực hiện Đề án xây dựng cánh đồng mẫu tỉnh Hà Nam năm 2014,xã Lê Hồ huyện Kim Bảng đã bố trí quy hoạch hơn 40 ha đất để làm cánh đồng mẫu. Vụ Xuân năm 2015, Năm thứ 2 cánh đồng mẫu tiếp tục phát huy hiệu quả khi được thâm canh giống lúa LT 2 với sự bao tiêu của cty CP giống cây trồng Nghệ An. Trên cánh đồng mẫu việc thu hoạch lúa được thực hiện ngay trong một ngày, giải phóng đất để làm mùa sớm, tiền đề cho sản xuất vụ Đông. Sau 2 vụ sản xuất năng suất lúa vượt trội , cao hơn trung bình từ 5- 10% so với những cánh đồng ngoài mô hình, giảm chi phí đầu vào , đặc biệt là giảm công lao động. Qua trao đổi với ban quản trị HTX thì CĐML nếu chỉ chuyên sản xuất lúa thì quá dề dàng,có thể mở rộng được nhiều vùng, nhưng rất khó để sản xuất vụ Đông, không thể canh tác một hoặc vài loại cây trên một diện tích lớn như vậy, khâu bao tiêu rất khó. Cùng với Lê Hồ, xã Đồng Hóa huyện Kim Bảng là 1 trong 2 địa phương duy nhất của huyện có CĐML, và trong năm 2015, Kim Bảng không thể mở rộng thêm 1 cánh nào nữa cũng bởi lý do trên.
Ở xã Nhân Mỹ huyện Lý Nhân vụ xuân năm 2015, trên cơ sở thành công của CĐML đươc xây dựng từ năm trước, HTX đã chủ động tham mưu với đảng ủy, UBND xã về kế hoạch nhân rộng các cánh đồng mẫu đảm bảo các tiêu chí trên địa bàn. Mặc dù không đảm bảo về tiêu chí diện tích, chỉ có từ 7 đến 10 ha /1 cánh , song những cánh đồng mẫu, nhưng không lớn ở Nhân Mỹ đã phát huy hiệu quả, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Có hiệu quả thấy rõ trên 3 mặt : năng suất, công lao động và giá thành sản phẩm nhưng cánh đồng mẫu lớn ở Nhân Mỹ cũng còn nhiều trăn trở , theo đề án xây dựng CĐM thì “Cánh đồng mẫu” phải được quy hoạch gọn vùng, phát triển bền vững, có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa, tưới tiêu cho sản xuất 3 vụ/năm hợp lý theo hướng: Vụ xuân muộn - Vụ mùa sớm, mùa trung - Vụ đông hàng hoá , nhưng nếu canh tác nhiều lúa hàng hóa chất lượng thì khó nhất là khâu tìm đầu ra cho sản phẩm đại trà, cần nhiều những doanh nghiệp vào cuộc.
Không tìm được DN bao tiêu đầu ra cho nông sản, cây trồng vụ đông không thể lấp kín trên diện tích lớn , khó ở khâu cùng trà liền giống vì các hộ chưa đồng thuận cao là những rào cản cho CĐM thời gian qua ở Hà Nam mặc dù đã có đề án nhưng chưa được nhiều địa phương mặn mà áp dụng. Thêm vào đó đề án CĐM xây dựng cơ chế chỉ có 1 năm hỗ trợ, nên không động viên được nông dân, sản xuất trên cánh đồng mẫu chưa đi vào nề nếp gây khó cho nhiều địa phương.
Ngoài hiệu quả về kinh tế, cái được lớn ở cánh đồng mẫu là đã thay đổi tập quán trong canh tác cho bà con, thống nhất lịch xuống giống, cùng trà , cùng thời điểm và dùng duy nhất một loại giống; giảm lượng giống gieo sạ nhờ sử dụng máy sạ hàng; phòng trừ sâubệnh theo phương pháp an toàn sinh học; thu hoạch tập trung bằng máy gặt đập liên hợp. Giải quyết những tồn tại trên thì CĐM sẽ được mở rộng, nâng cao thu nhập cho người dân và từng bước tái cơ cấu ngành NN./.