Mâm ngũ quả ngày Tết.
Những loại quả thường được chọn để bày trong mâm ngủ quả như chuối: tượng trưng cho con cháu sum vầy, hứng lấy may mắn; bưởi: an khang, thịnh vượng; Phật thủ: bàn tay phật chở che; Thanh long: rồng mây hội tụ, mong muốn phát tài phát lộc; Cam, quýt: tuợng trưng cho sự thành đạt; Sung: sung túc, mạnh khỏe; Đu đủ: thịnh vuợng, đủ đầy; Xoài: cầu cho tiêu sài không thiếu thốn; Lựu: con cháu đầy đàn, may mắn; Táo: phú quý, giàu sang, ...
Tùy vào đặc điểm khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng từng miền, người ta có những cách lựa chọn và sắp xếp mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả truyền thống có 5 loại quả, số quả lẻ tuợng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Mặc dù ngày nay vì tính thẩm mĩ, nhiều nơi không còn quá cứng nhắc về số loại quả nữa nhưng miền Bắc vẫn chọn số quả lẻ để bày mâm ngũ quả. Ngược lại thì miền Trung và miền Nam lại chú trọng hơn đến ý nghĩa của các từng loại quả đuợc bày biện lên mâm mà không quan tâm nhiều đến số luợng quả chẵn hay lẻ. Tuy nhiên, có những quy ước dân gian vẫn được giữ nguyên khi bày mâm ngũ quả như : chỉ được bày quả, không bày hoa hay thực phẩm nào khác, số lượng trên mâm chỉ tính loại quả, không tính số lượng quả.
Hãy cùng hanamtv.vn tìm hiểu xem ý nghĩa mâm ngũ quả theo từng miền:
Miền Bắc
Ở miền Bắc mâm ngũ quả mang đậm màu sắc cổ truyền xa xưa. Mâm ngũ quả đẹp là phải có đủ 5 sắc màu tuợng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết Ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Thường nguời ta sẽ bày 5 loại quả có 5 màu khác nhau như: chuối; bưởi (hoặc phật thủ); cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây; ớt màu đỏ; roi, mận đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen. Khi bày, người ta thường để nải chuối dưới cùng nâng đỡ các thức khác, trên đó là quả Phật thủ hay bưởi căng mọng, chín vàng đuợc bày ngay chính giữa, xen kẽ là táo, cam, quýt hay những quả ớt đỏ chín mọng.
Mâm ngủ quả miền Bắc
Miền Trung
Có lẽ, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, thời tiết khắc nghiệt nên người dân miền Trung bày biện đơn sơ nhưng vẫn rất thành kính. Ở đây, những thức quả ngon nhất, đẹp nhất sẽ đuợc tuyển chọn để bày lên bàn thờ tổ tiên. Vì nằm giữa hai miền nên mâm ngũ quả miền Trung cũng có sự giao thoa. Mâm ngũ quả miền Trung thường có các loại như chuối, mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,...
Mâm ngủ quả miền Trung (Nguồn Internet)
Miền Nam
Nếu như ở miền Bắc thường chú trọng vào màu sắc, quan niệm ngũ hành thì miền Nam quan tâm nhiều đến ý nghĩa của loại quả. Mâm ngũ quả của miền Nam thường có các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung vời ý nghĩa hóm hỉnh: "cầu vừa đủ xài, sung túc". Bên cạnh đó, người miền Nam cũng thường bày biện thêm trái dứa với ý nghĩa con đàn cháu đống, trái dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng đúng với nghĩa khí của con người nơi đây. Mâm ngũ quả của người miền Nam tối kị có chuối vì phát âm ra thành "chúi" thể hiện sự nguy khó, trái lê đồng nghĩa với "lê lết", không phất lên được, trái cam vì câu "quýt làm cam chịu"...
Mâm ngủ quả miền Nam (Nguồn Internet)
Ngày nay hoa quả, trái cây vô cùng phong phú, có các chủng loại khác nhau. Mâm ngũ quả từ đó mà đuợc bày biện đến 9, 10 loại quả nhưng người ta vẫn gọi là đó là "mâm ngũ quả" vì hình ảnh mâm ngũ quả đã đi sâu vào tiềm thức của bao thế hệ người Việt. Mâm ngũ quả, cùng bánh chưng, bánh tét, bánh dầy là lễ vật bày trên ban thờ ông bà tổ tiên ngày Tết, cầu xin ông bà, tổ tiên phù hộ độ trì năm mới an khang thịnh vuợng. Bày biện mâm ngũ quả như góp phần tạo nên không khí ấm áp, tụ quần trong những ngày Tết của mỗi gia đình người Việt Nam.
Trần Lâm