Phát triển làng nghề truyền thống Hà Nam trong cuộc sống hiện đại
Làng Đọi Tam (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên) có nghề làm trống da từ rất lâu đời. Tương truyền khoảng một nghìn năm với các vị tổ nghề là Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản. Vào năm 986, được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em cụ Năng và cụ Bản đã tự tay làm một cái trống to để đón vua. Tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm. Nghề làm trống ở Đọi Tam nổi tiếng khắp nước, thợ làng Đọi Tam đi khắp nơi làm đủ các loại trống: trống dùng trong đình chùa, trống chèo, trống trường, trống dành cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu... Trống Đọi Tam nổi tiếng bởi độ bền đẹp, nhờ bí quyết riêng cũng như tinh thần trách nhiệm của người thợ nơi đây.
Tiếng tăm của Làng lụa Nha Xá (xã Mộc
Quay tơ là một khâu trong quá trình sản xuất lụa của người dân Làng lụa Nha Xá
Tùy theo loại lụa hoặc theo yêu cầu của thương lái mà lụa sẽ được sấy khô hoặc đem phơi thủ công như thế này
Làng nghề thêu ren Thanh Hà (xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm) có hơn 70% số hộ tham gia nghề thêu ren, làm ra nhiều mặt hàng được ưa chuộng như ga trải giường, gối, khăn trải bàn... Từ năm 1975 đến năm 1989 là thời gian thịnh vượng của làng nghề với sản phẩm đa dạng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ năm 1990 đến nay, do chuyển đổi cơ chế kinh tế, làng thêu ren Thanh Hà đã phải vật lộn vượt qua thách thức để tồn tại trong điều kiện thị trường truyền thống bị thu hẹp và thị trường nước ngoài mới lại đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng và thời gian.
Nhiều hộ dân ở Thanh Hà đã đầu tư máy thêu tự động để phục vụ sản xuất
Hà Nam còn có nhiều làng nghề nổi tiếng khác có sản phẩm gắn liền với nông nghiệp như: Làng nghề bánh đa nem Chều (xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân); Làng nghề rượu Vọc (huyện Bình Lục); bánh trưng làng Đầm (xã Liêm Tuyền, TP Phủ Lý); cá kho Nhân Hậu (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân)... Mới điểm qua một số làng nghề tiêu biểu đã thấy nghề truyền thống ở Hà
Làng nghề cá kho Nhân Hậu
Hiện nay, tình trạng chung của làng nghề cả nước, trong đó có Hà
Nhà báo Trung Đông – người từng đi và viết nhiều về các làng nghề, trong đó có các làng nghề ở Hà
Cũng theo ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo, để mở rộng xuất khẩu thì phải tăng cường sự liên kết các hộ gia đình với nhau. Bởi khi có một đơn hàng xuất khẩu lớn đòi hỏi phải liên kết mới giải quyết được vốn, nhân lực, hạn giao hàng đúng thời gian. Mặt khác, có liên kết mới có điều kiện nắm bắt thông tin, phân công nhau đi tìm đầu ra, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại...
Liên kết cũng giúp giải quyết những vấn đề nóng của làng nghề như bảo đảm vệ sinh môi trường. Làng nghề mây tre đan Ngọc Động lúc nào cũng canh cánh mối lo về ô nhiễm môi trường và hỏa hoạn. Làng nghề bánh đa nem ở Nguyên Lý trung bình mỗi ngày các lò tiêu thụ 10 tấn than, khí thải CO2 làm ô nhiễm nguồn không khí trên mảnh đất chật hẹp. Rồi lượng nước thải trong quá trình vo gạo, chế biến bột... cũng ảnh hưởng đến nguồn nước, đòi hỏi chính quyền địa phương phải tìm giải pháp thích hợp cho làng nghề như có thể xây dựng khu tráng bánh tập trung hoặc liên kết vài hộ với nhau.
Hiện nay, các làng nghề truyền thống đang đứng trước muôn vàn khó khăn, đòi hỏi phải tự thân vận động, phải năng động sáng tạo mới tồn tại và phát triển. Ngành chức năng và chính quyền các cấp cũng cần quan tâm hơn nữa và giải quyết những vấn đề lớn vượt qua tầm kiểm soát của làng như: vốn vay ngân hàng, đào tạo nghệ nhân, nguồn nguyên liệu, mặt bằng sản xuất, giải quyết ô nhiễm môi trường, tiêu thụ sản phẩm. Để giải quyết hài hòa những vấn đề trên, bên cạnh tâm huyết và quyết tâm giữ nghề, phát triển nghề tổ của các làng nghề, các nghệ nhân, các địa phương nên có chiến lược phát triển làng nghề với những quy hoạch và giải pháp cụ thể.
Như Quỳnh