Phó giáo sư trẻ nhất năm 2020 với những công bố quốc tế 'bài toán ngược'
04/01/2021 08:07
Là một trong 4 phó giáo sư trẻ nhất được công nhận năm 2020, tiến sĩ Lê Minh Triết được biết đến với những công bố khoa học quốc tế gắn liền với các nghiên cứu ‘bài toán ngược’.

PGS-TS Lê Minh Triết
B.HÂN
Phó giáo sư từng làm quản lý ở tuổi 27
Trong số 300 ứng viên phó giáo sư đạt đủ phiếu tín nhiệm được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố năm 2020, tiến sĩ Lê Minh Triết (Trường ĐH Sài Gòn) là một trong 4 phó giáo sư trẻ nhất cùng sinh năm 1987. Ở tuổi 33, anh được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư sau 10 năm giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại khoa Toán-Ứng dụng Trường ĐH Sài Gòn.
Lê Minh Triết tốt nghiệp ngành toán Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm 2009. Thời điểm này, anh sở hữu tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi cùng 2 bài báo khoa học, trong đó 1 bài đăng trên tạp chí quốc tế SCI hạng Q1 (tạp chí chiếm vị trí cao nhất về chỉ số trích dẫn IF). Thành tích đáng nể này giúp tân cử nhân lúc bấy giờ đủ điều kiện thi đầu vào nghiên cứu sinh mà không cần trải qua giai đoạn học thạc sĩ.

Tiến sĩ Lê Minh Triết (thứ 5 từ phải qua) trong lễ bổ nhiệm chức danh phó giáo sư tại Trường ĐH Sài Gòn vừa qua
NVCC
Năm 2010, cùng với việc học nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, anh bắt đầu tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Sài Gòn. Sau 5 năm học tập và làm luận văn tiến sĩ, anh tiếp tục cho "ra lò" 4 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế. Trong đó, 2 bài được đăng trên tạp chí hạng Q1.
Hoàn thành chương trình tiến sĩ, năm 2015 anh được bổ nhiệm vị trí Trưởng bộ môn Toán giải tích và năm 2016 kiêm nhiệm vai trò Phó trưởng khoa Toán-Ứng dụng tại Trường ĐH Sài Gòn. Có thể nói, tuổi 27 này, việc được bổ nhiệm chức vụ quản lý ở khoa chuyên môn trong trường ĐH là một vinh dự lớn. Nhưng với tân phó giáo sư này, đơn giản đó là sự tin tưởng của cấp trên.
"Bên cạnh hoàn thành công việc quản lý chuyên môn, mình dành nhiều thời gian và tâm huyết cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học", tân phó giáo sư chia sẻ.
Có lẽ vì vậy mà trong khoảng thời gian 5 năm, dù bận bịu với công việc quản lý và chuyên môn nhưng anh vẫn có thêm 9 bài báo trên tạp chí quốc tế, phần lớn anh là tác giả chính. Ngoài ra, anh còn biên soạn một số giáo trình, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ khác.
Năm 2010, cùng với việc học nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, anh bắt đầu tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Sài Gòn. Sau 5 năm học tập và làm luận văn tiến sĩ, anh tiếp tục cho "ra lò" 4 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế. Trong đó, 2 bài được đăng trên tạp chí hạng Q1.
Hoàn thành chương trình tiến sĩ, năm 2015 anh được bổ nhiệm vị trí Trưởng bộ môn Toán giải tích và năm 2016 kiêm nhiệm vai trò Phó trưởng khoa Toán-Ứng dụng tại Trường ĐH Sài Gòn. Có thể nói, tuổi 27 này, việc được bổ nhiệm chức vụ quản lý ở khoa chuyên môn trong trường ĐH là một vinh dự lớn. Nhưng với tân phó giáo sư này, đơn giản đó là sự tin tưởng của cấp trên.
"Bên cạnh hoàn thành công việc quản lý chuyên môn, mình dành nhiều thời gian và tâm huyết cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học", tân phó giáo sư chia sẻ.
Có lẽ vì vậy mà trong khoảng thời gian 5 năm, dù bận bịu với công việc quản lý và chuyên môn nhưng anh vẫn có thêm 9 bài báo trên tạp chí quốc tế, phần lớn anh là tác giả chính. Ngoài ra, anh còn biên soạn một số giáo trình, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ khác.

Tiến sĩ Lê Minh Triết (thứ 2 từ phải sang) tham dự báo cáo khoa học tại Trường ĐH Busan (Hàn Quốc)
NVCC
Trước câu hỏi đâu là khởi nguồn của niềm đam mê toán học, câu trả lời của nhà khoa học trẻ này khá đơn giản - một quá trình tự nhiên. Sinh ra ở TP.HCM, Triết được nuôi dưỡng trong gia đình có ba làm giáo viên dạy toán, mẹ làm giáo viên tiểu học. Tuy nhiên, ba mẹ Triết chưa từng đưa ra định hướng cho con trai về việc theo đuổi công việc giống mình.
"Từ nhỏ, mình thích học toán vì thấy môn này khá hay. Nhưng đến khi bước vào năm thứ 3 ĐH, việc gặp gỡ người thầy hướng dẫn với cách dạy dễ hiểu và sinh động, mình mới thực sự bắt đầu con đường nghiên cứu chuyên nghiệp về toán", Phó giáo sư trẻ tâm sự.
Trong góc nhìn của một phó trưởng khoa Toán-Ứng dụng, toán là môn học khá đặc biệt và cần thiết cho cuộc sống. Tuy nhiên các ứng ụng của toán học thường ở tầm sâu nên bình thường sẽ không nhận diện rõ.
'Muốn yêu thích môn toán thì hãy học toán bằng niềm yêu thích, đừng học nó trong tâm thế ép buộc, vì khi bị ép buộc dễ dẫn đến sự chán ghét. Cứ để người trẻ tự tìm hiểu và học toán ở bậc phổ thông một cách tương đối nhẹ nhàng, nghiên cứu sâu hơn ở bậc ĐH, nếu muốn', một trong những phó giáo sư trẻ nhất năm 2020, nhắn nhủ.
Theo Báo thanhnien.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin mới đăng
• Xây dựng nền giáo dục số, tạo ra các công dân số
• Chính thức bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên từ 2022
• Đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng 2021: Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần
• Bộ Giáo dục - Đào tạo lý giải việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ "bắt buộc"
• Công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 3
• Tuyển sinh hệ quân sự vào các trường quân đội năm 2021
• 30 học bổng Chính phủ du học tại Ucraina năm 2021
• Thực hiện mục tiêu kép - vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa phòng, chống dịch Covid-19
• Bài thi mẫu để xét tuyển của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021 gồm 150 câu hỏi
• Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp THPT triển khai chương trình GDPT 2018
Tin bài đã đăng